Cách chọn keo chít mạch 2 thành phần chất lượng tốt

I. Tổng quan thị trường keo chít mạch Việt Nam

Thị trường keo chít mạch 2 thành phần tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ; nhờ nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì có không ít thách thức, đến từ việc xuất hiện sản phẩm kém chất lượng; thiếu minh bạch về thành phần và thông số kỹ thuật.

Để lựa chọn đúng sản phẩm tốt; trước hết phải nhìn rõ bức tranh chung qua hai khía cạnh: tác hại từ keo không rõ nguồn gốc và thực trạng thiếu tiêu chuẩn.

1. Tác hại của sản phẩm keo chít mạch không rõ nguồn gốc

Việc sử dụng keo chít mạch không rõ nguồn gốc có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Rủi ro về sức khỏe do phát thải VOC:
    • Keo giá rẻ thường chứa dung môi dễ bay hơi, không kiểm soát hàm lượng VOC (Volatile Organic Compounds). Khi thi công hoặc sau khi đóng rắn, khí độc tích tụ trong môi trường kín; gây đau đầu, chóng mặt, kích ứng hô hấp. Về lâu dài, VOC còn có thể ảnh hưởng hệ thần kinh, tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý hô hấp.
  • Giảm tuổi thọ công trình và tốn chi phí bảo trì:
    • Keo không đạt chuẩn thường có độ bám dính kém, dễ bong tróc, nứt nẻ sau một thời gian ngắn. Kết quả là công trình mau chóng xuất hiện vết thấm, rêu mốc; mất tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến kết cấu bên trong. Khi đó, chủ đầu tư phải bỏ ra thêm chi phí khắc phục; đục bỏ mạch cũ, làm sạch bề mặt và chít mạch lại. Chi phí sửa chữa có thể cao gấp vài lần; so với việc sử dụng keo đúng chuẩn ngay từ đầu.
  • Thiếu thông tin kỹ thuật, dễ thi công sai sót:
    • Sản phẩm không rõ nguồn gốc thường không có bảng thông số kỹ thuật; hay hướng dẫn thi công chi tiết. Thợ thi công dễ pha trộn sai tỷ lệ hai thành phần, quên bước xử lý bề mặt; hoặc dùng keo ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp. Khi thi công không đúng quy trình, mạch chít dễ bị co ngót, nứt rạn và mất tính đồng đều; dẫn đến chất lượng không đảm bảo.

Những rủi ro trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến công trình mau chóng xuống cấp; phát sinh chi phí khắc phục lớn. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn keo chít mạch đúng chuẩn ngay từ đầu.

2. Thị trường tiêu dùng lộn xộn, thiếu tiêu chuẩn

Song song với tác hại từ keo kém chất lượng; là thực trạng thị trường keo chít mạch tại Việt Nam khá lộn xộn:

  • Chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) riêng cho keo epoxy chít mạch:
    • Hiện tại, Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn nội địa dành riêng cho sản phẩm này. Người tiêu dùng phải tham chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế như ASTM C881, ISO 13007; hay tiêu chuẩn GB/T 25181‐2010 của Trung Quốc. Điều này khiến việc đánh giá và so sánh giữa các sản phẩm trở nên phức tạp; vì mỗi nhà sản xuất công bố theo tiêu chuẩn khác nhau. Việc thiếu TCVN khiến khách hàng và nhà thầu khó so sánh, đánh giá giữa các sản phẩm khác nhau. Dẫn tới dễ mua phải hàng kém chất lượng.
  • Đa dạng xuất xứ và thương hiệu:
    • Thị trường tràn lan sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Châu Âu; cũng như nhiều loại sản xuất trong nước. Một số đại lý nhập khẩu keo rẻ; đổi nhãn mác thành “Made in Vietnam” hoặc “Made in Thailand” để nâng giá bán. Khi không kiểm soát chất lượng đầu vào; sản phẩm kém chất lượng nhanh chóng lọt vào tay người tiêu dùng.
  • Thiếu kiến thức chuyên sâu về đặc tính keo và điều kiện thi công:
    • Phần lớn thợ thi công chưa được đào tạo bài bản về cách pha trộn; xử lý bề mặt, điều kiện nền (nhiệt độ, độ ẩm). Họ thường mua keo dựa vào quảng cáo hoặc giá rẻ mà không lưu ý kiểm tra các thông số quan trọng như độ bám dính; độ cứng, độ co ngót hay kháng chịu hóa chất. Kết quả là mạch chít không đồng nhất, dễ bị lõm, nứt, làm giảm tuổi thọ công trình.

Với hai yếu tố trên, người tiêu dùng rất dễ mua nhầm sản phẩm chất lượng kém. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng khó kiểm soát chất lượng thi công; nếu không có kiến thức và kinh nghiệm. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ thị trường và nhận diện sản phẩm chuẩn; là bước đầu tiên quan trọng trước khi quyết định mua keo chít mạch 2 thành phần.

II. Tiêu chí lựa chọn keo chít mạch 2 thành phần

Keo chít mạch VCC E102 - Chuyên gia chít mạch
Keo chít mạch VCC E102 – Chuyên gia chít mạch

Để có công trình bền chắc, an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí bảo trì sau này. Cần lưu ý những tiêu chí sau khi chọn keo:

1. Chọn nhà sản xuất keo chít mạch đạt chứng chỉ chất lượng

Một sản phẩm keo tốt luôn đi kèm nhà máy sản xuất đạt chứng chỉ quốc tế. Cụ thể:

ISO 9001:2015 (Hệ thống Quản lý chất lượng)

Chứng chỉ này đảm bảo quy trình sản xuất; và kiểm soát chất lượng của nhà máy được thực hiện nghiêm ngặt. Từ khâu kiểm tra nguyên liệu đến quy trình phối trộn và kiểm định thành phẩm; mọi bước đều theo quy chuẩn quốc tế. Khi một nhà máy sở hữu ISO 9001:2015; bạn có thể yên tâm về độ đồng nhất, ổn định của từng lô keo.

ISO 14001:2015 (Hệ thống Quản lý môi trường)

Chứng chỉ này liên quan đến kiểm soát phát thải khí độc, xử lý nước thải và chất thải rắn. Trong sản xuất keo, việc kiểm soát hàm lượng VOC là yếu tố quan trọng. Nhà máy đạt ISO 14001 có quy trình giám sát nghiêm ngặt; giúp sản phẩm thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe người thi công.

ISO 45001:2018 (Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp)

Chứng chỉ này bảo đảm quy trình làm việc an toàn, trang bị đầy đủ bảo hộ cho công nhân; và có phương án xử lý rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất. Nhà sản xuất sở hữu ISO 45001 cho thấy họ quan tâm đến an toàn lao động; và giảm thiểu tai nạn trong quá trình sản xuất.

CNAS (China National Accreditation Service)

CNAS chứng nhận năng lực phòng Lab thử nghiệm; giúp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm có độ tin cậy cao. Khi keo được thử nghiệm tại phòng Lab CNAS; người dùng có thể yên tâm về tính chính xác của các chỉ số kỹ thuật.

REACH (Liên minh Châu Âu)
Chứng chỉ REACH đảm bảo sản phẩm không chứa các hợp chất gây ung thư; không có kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép. Nhờ đó, keo xuất xưởng luôn an toàn cho người thi công và người sử dụng.

Khi chọn mua; hãy yêu cầu nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cung cấp bản sao các chứng chỉ này. Đó là căn cứ đầu tiên để loại bỏ sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

2. Công bố minh bạch thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật của keo chít mạch

Sau khi đã xác định nhà sản xuất uy tín. Bước tiếp theo là kiểm tra thông tin công bố về thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật:

Phiếu kết quả thử nghiệm (Test Report) của phòng Lab độc lập:

Một sản phẩm đáng tin cậy phải có Test Report do bên thứ ba cấp (Viện Vật liệu Xây dựng, Trung tâm 3A, hoặc phòng thí nghiệm CNAS…). Test Report phải ghi rõ các chỉ số: hàm lượng VOC, độ bám dính, độ cứng bề mặt, độ co ngót; khả năng kháng hóa chất, độ chịu nén, độ chịu uốn, khả năng kháng tia UV, giới hạn chịu nhiệt…

Khi nhà sản xuất công khai Test Report; bạn có thể đối chiếu với yêu cầu công trình của mình.

Hướng dẫn kỹ thuật thi công (Technical Datasheet) đầy đủ

Tài liệu này phải mô tả chi tiết quy trình thi công:

  • Chuẩn bị bề mặt: làm sạch bụi bẩn, lớp hóa chất cũ, độ ẩm bề mặt phù hợp.
  • Tỷ lệ pha trộn hai thành phần A và B: phải tuân theo hướng dẫn. Thường là 1:1 hoặc 2:1 tùy công thức.
  • Điều kiện thi công: nhiệt độ lý tưởng (25° C) và độ ẩm (50% RH). Nếu nhiệt độ dưới 15°C, thời gian đóng rắn kéo dài; nếu trên 35° C, tốc độ đóng rắn nhanh hơn.
  • Thời gian làm việc và đóng rắn: keo còn đủ độ mềm, dễ thi công trong 20–30 phút; sau khoảng 1–2 giờ, keo đạt cường độ ban đầu; sau 24-72 giờ, keo đóng rắn hoàn toàn, sẵn sàng chịu lực.
  • Cách làm sạch dụng cụ và xử lý bề mặt sau khi keo đã đóng rắn.

Một sản phẩm thiếu Test Report hoặc Technical Datasheet (TDS) chi tiết; sẽ khiến thợ thi công gặp khó khi triển khai thực tế. Do đó, hãy ưu tiên những sản phẩm công bố minh bạch; rõ ràng về thông số kỹ thuật và quy trình thi công.

3. Xem xét thông số cơ bản: độ bám, độ cứng, chịu hóa chất

Khi đã có Test Report, TDS điều quan trọng là đọc và hiểu các chỉ số sau:

  • Độ bám dính
    • Chỉ số này cho biết khả năng keo bám chắc vào bề mặt gạch, bê tông, đá. Chỉ số càng cao thì keo càng bám chắc vào bề mặt; ngăn nước xâm nhập và tăng tuổi thọ mạch chít. Nếu độ bám quá thấp, mạch chít dễ bong tróc khi chịu lực cơ học hoặc co ngót do nhiệt độ.
  • Độ cứng bề mặt (Shore D)
    • Đối với sàn công nghiệp phải chịu tải trọng lớn, Shore D nên có chỉ số cao. Độ cứng cao giúp keo chống mài mòn, ít bị trầy xước khi có ma sát mạnh.
  • Khả năng kháng hóa chất
    • Phản ánh khả năng chịu axit, kiềm, dầu mỡ và dung môi. Ở các khu bếp công nghiệp, phòng thí nghiệm, hoặc bể chứa hóa chất, chỉ số này rất quan trọng, vì keo chịu không nổi hóa chất sẽ bị ăn mòn, mất tác dụng chống thấm.
  • Độ co ngót (Shrinkage)
    • Khi đóng rắn, keo epoxy có thể co ngót, tạo khe hở giữa vách và gạch. Tỷ lệ co ngót giúp mạch chít ổn định, không tạo khe hở, ngăn nước xâm nhập.

Thời gian làm việc và thời gian đóng rắn

  • Thời gian làm việc: 20–30 phút ở 25°C, tức là trong khoảng thời gian này, keo vẫn đủ độ mềm để bạn thao tác, cân chỉnh khe mạch.
  • Đóng rắn ban đầu: Sau khoảng 1–2 giờ, keo đủ cứng để chịu lực nhẹ.
  • Thời gian đóng rắn hoàn toàn: khoảng 1-3 ngày, keo đã đạt độ cứng tối ưu, có thể chịu lực mạnh và kháng nước lâu dài.

Khả năng chịu nhiệt và tia UV

Sản phẩm keo polyurea của VCC
Keo chà ron VCC Polyurea – Sản phẩm chuyên dụng cho chít mạch ngoài trời
  • Với các công trình ngoài trời, keo phải chịu được tia UV và không bị ố vàng. Thông thường, keo hoạt động bền trong khoảng -20°C đến +120°C; một số công thức đặc biệt chịu được tới +150°C. Điều này giúp keo không bị giòn gãy khi gặp biến đổi nhiệt độ lớn.
  • Lưu ý là trên thị trường hiện nay, đa phần các sản phẩm keo chít mạch đang sử dụng gốc epoxy. Không nên sử dụng keo chít mạch gốc epoxy ở khu vực ngoài trời. Vì nếu keo kém chất lượng, màu sắc sẽ bị biến đổi rõ rệt chỉ sau dưới 1 năm.
  • Ngược lại, keo đảm bảo chất lượng cao mới có khả năng duy trì độ bền màu trên 3 năm khi chịu tác động của nắng, mưa và tia UV.
  • Khi lựa chọn keo, hãy so sánh các thông số này với yêu cầu thực tế của công trình. Nếu thiếu một trong những thông số quan trọng, rất có thể sản phẩm sẽ không đáp ứng được điều kiện vận hành lâu dài.

Sau khi nắm chắc các chỉ số; điều tiếp theo cần làm là kiểm tra kỹ chứng chỉ và báo cáo thử nghiệm để đảm bảo thông tin chính xác.

4. Lựa chọn nhà cung cấp keo chít mạch uy tín, có hỗ trợ kỹ thuật

Ngoài thông số kỹ thuật và chứng chỉ, một yếu tố không thể xem nhẹ là năng lực và chính sách của nhà cung cấp:

Đội ngũ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật:

  • Nhà cung cấp uy tín luôn có đội ngũ kỹ sư sẵn sàng giải đáp thắc mắc về cách thi công, xử lý bề mặt, điều chỉnh tỷ lệ pha trộn khi điều kiện thời tiết không lý tưởng.
  • Ví dụ như VCC có hỗ trợ trực tuyến 24/7, cung cấp video hướng dẫn và tài liệu PDF mỗi khi khách hàng cần.

Chính sách bảo hành, bảo trì rõ ràng:

  • Sản phẩm chính hãng thường có bảo hành ít nhất 12–18 tháng. Trong thời gian đó, nếu keo gặp lỗi do nhà sản xuất (không đạt chỉ tiêu kỹ thuật, bong tróc, không bám dính…), nhà cung cấp có trách nhiệm sửa chữa hoặc đổi mới.
  • Nếu nhà cung cấp né tránh trách nhiệm bảo hành, bạn nên cân nhắc lại.

Khả năng truy xuất nguồn gốc (traceability):

Mỗi thùng keo khi xuất xưởng cần có mã lô (Batch Number), ngày sản xuất và hạn sử dụng in rõ. Thông tin này giúp bạn kiểm tra keo còn trong hạn và xác định xuất xứ chính xác.

Quan hệ đối tác, phân phối rộng khắp:

  • Nhà cung cấp có mạng lưới phân phối mạnh giúp bạn dễ dàng tìm mua sản phẩm chính hãng, kể cả ở các tỉnh thành xa.
  • VCC hiện có mạng lưới đại lý tại hầu hết các tỉnh thành Việt Nam. Từ miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng đến miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định; và miền Nam như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Khi kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, chứng chỉ và chính sách bảo hành, cùng năng lực tư vấn kỹ thuật, bạn sẽ có trải nghiệm thi công suôn sẻ và yên tâm hơn về kết quả cuối cùng.

III. VCC – Đơn vị dẫn đầu trong sản xuất keo chít mạch

Với bề dày kinh nghiệm và tầm nhìn phát triển bền vững. Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế VCC ( VCC) đã khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành sản xuất keo chít mạch cũng như keo và chất kết dính tại Việt Nam.

Sản phẩm của VCC không chỉ chất lượng, mà còn được cộng đồng xây dựng và các tổ chức chuyên môn đánh giá cao.

Phần này sẽ trình bày chi tiết về chứng chỉ, tiêu chuẩn, hoạt động hợp tác nghiên cứu, tham gia các hội ngành nghề và cam kết bảo vệ môi trường của VCC.

Các chứng nhận và thành tựu mà VCC đã đạt được.
Các chứng nhận và thành tựu mà VCC đã đạt được.

1. Chứng chỉ và tiêu chuẩn sản phẩm của VCC

VCC đã đạt loạt chứng chỉ quốc tế quan trọng:

  • Tieu chuẩn ISO 9001:2015: Đảm bảo quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
  • ISO 14001:2015: Kiểm soát phát thải VOC, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
  • ISO 45001:2018: An toàn lao động, đảm bảo sức khỏe công nhân khi tiếp xúc hóa chất.
  • CNAS: Phòng Lab VCC được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ nghiên cứu trình độ cao, giàu kinh nghiệm đảm bảo kết quả kiểm định đáng tin cậy.
  • REACH: Sản phẩm không chứa PAHs, BTEX, chì, thủy ngân, cadmium, đảm bảo an toàn cho người thi công và môi trường.

2. Hợp tác nghiên cứu với các trường Đại học và Viện nghiên cứu

VCC đặt trọng tâm vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để liên tục cải tiến chất lượng. Những hợp tác tiêu biểu gồm:

Trường Vật Liệu – Đại học Bách Khoa Hà Nội

VCC ký kết hợp tác với Trường Vật Liệu - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
VCC ký kết hợp tác với Trường Vật Liệu – Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Ngày 14/3/2025, VCC ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Vật Liệu – Đại học bách khoa Hà Nội. Mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm qua nghiên cứu công thức keo mới, cải thiện khả năng chịu uốn và độ bền cơ học. Trường Vật Liệu hỗ trợ đánh giá chất lượng và cải tiến công thức, trong khi VCC cấp kinh phí và trang thiết bị phòng lab.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Đại diện VCC và trường ĐHXD Hà Nội kí biên bản ghi nhớ hợp tác
Đại diện VCC và trường ĐHXD Hà Nội kí biên bản ghi nhớ hợp tác

VCC và Đại học Xây dựng ký kết hợp tác từ tháng 10/2023.

Bao gồm nhiều nội dung quan trọng như hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bao gồm trao học bổng cho sinh viên. Tạo cơ hội thực tập và việc làm; cũng như giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu giữa giảng viên và các chuyên gia nước ngoài.

Ngoài ra, công ty VCC còn cam kết tài trợ cơ sở vật chất; khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động của công ty.

Viện Vật liệu Xây dựng (VIBM)

VCC tích cực tham gia các diễn đàn để nắm bắt xu hướng và để lắng nghe phản hồi thực tế
VCC tích cực tham gia các diễn đàn để nắm bắt xu hướng và để lắng nghe phản hồi thực tế

VCC và Viện Vật liệu Xây dựng Việt Nam đã có những hợp tác về nghiên cứu, đào tạo; chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm. Những hợp tác này nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm chất lượng cao; thân thiện với môi trường.

Hội vật liệu xây dựng Việt Nam

Tham luận của VCC được đánh giá cao tại các hội thảo chuyên ngành
Tham luận của VCC được đánh giá cao tại các hội thảo chuyên ngành

Chiều ngày 9/11/2024, trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học “Phát triển ngành Vật liệu Xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững”. Chủ tịch Hội đồng quản trị VCC đã vinh dự được bầu vào Ban Chấp hành khóa VIII của Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam; nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Đây là một sự ghi nhận lớn lao cho những đóng góp của VCC vào lĩnh vực vật liệu xây dựng; khẳng định vai trò tiên phong và vị thế của công ty trong ngành.

Chủ tịch Hội đồng quản trị VCC được bầu vào Ban chấp hành khóa VIII Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng quản trị VCC được bầu vào Ban chấp hành khóa VIII Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam

Các hợp tác này không chỉ giúp VCC tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Mà còn tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân của VCC được đào tạo; nắm bắt kiến thức chuyên sâu.

Quá trình trao đổi; phản hồi giữa học thuật và thực tiễn đã giúp VCC nhanh chóng khắc phục nhược điểm; và phát triển sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thi công.

3. Tham gia các hội ngành nghề để lắng nghe phản hồi thực tế

Để nắm bắt nhu cầu thị trường và phản hồi từ thợ thi công, VCC tích cực tham gia nhiều hội ngành nghề:

Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam:

Từ tháng 07/2022, VCC là thành viên chính thức. Thông qua triển lãm Vietbuild TP.HCM, VCC giới thiệu các dòng keo silicone và keo chít mạch; đồng thời nhận về nhiều đánh giá trực tiếp từ nhà thầu, tổng thầu và chuyên gia. Qua đó, VCC không ngừng cải tiến công thức, nâng cao tính năng sản phẩm.

Hội Công trình Xanh Việt Nam (VGBC Việt Nam)

VCC cam kết phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, hàm lượng VOC thấp. Qua VGBC, VCC được tư vấn để sửa đổi công thức, đạt tiêu chuẩn xanh LEED (Mỹ) và LOTUS (Việt Nam). Nhờ vậy, nhiều công trình sử dụng keo VCC được công nhận công trình xanh; giúp khẳng định uy tín thương hiệu.

Gần đây nhất, sản phẩm keo silicone trung tính A500 của VCC đã được các nhà thầu tin tưởng; và lựa chọn để thi công nhiều hạng mục quan trọng của công trình: “Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia” tại Đông Anh, Hà Nội

Hội Nội thất Việt Nam

Khi keo được ứng dụng trong các mối nối vật liệu gỗ hay trang trí nội thất; yêu cầu keo phải có độ bám dính tốt, không làm biến màu bề mặt, kháng khuẩn và dễ vệ sinh. Phản hồi từ thợ mộc, nhà thiết kế nội thất giúp VCC phát triển dòng keo có tính thẩm mỹ cao; đa dạng màu sắc và độ bóng bề mặt phù hợp.

Hiệp hội Cửa Việt Nam

Keo cũng được sử dụng để gắn kết khung cửa, khung kính. Yêu cầu ở đây là keo phải đàn hồi, chịu được rung lắc và kháng nước mưa. VCC lắng nghe ý kiến từ các nhà sản xuất cửa nhôm, cửa gỗ; và thợ thi công để điều chỉnh công thức. Đảm bảo keo bám dính chắc, không bị giòn gãy sau thời gian dài.

Việc tham gia các hội ngành nghề giúp VCC tiếp nhận thông tin phản hồi trực tiếp từ chuyên gia; thợ thi công và chủ đầu tư. Từ đó, VCC kịp thời khắc phục điểm yếu và phát triển những sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế.

3. Cam kết bảo vệ sức khỏe người dùng và môi trường

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT VCC tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025
Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị VCC tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025

Bên cạnh chất lượng kỹ thuật. VCC luôn đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe thợ thi công và người sử dụng cuối cùng. Một số cam kết nổi bật của VCC:

Giảm thiểu VOC

VCC áp dụng công nghệ mới cho nhiều dòng sản phẩm. Nhờ đó, hàm lượng VOC thực tế đã giảm xuống. Điều này giúp giảm ô nhiễm không khí trong và sau quá trình thi công.

Nguyên liệu sạch, không chứa chất độc hại

Nhà máy sản xuất keo VCC luôn lựa chọn các nguyên liệu sạch. Trên bao bì, VCC luôn in rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và Batch Number để người dùng dễ kiểm tra.

Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ

VCC thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo chuyên sâu về kỹ thuật thi công keo chít mạch. Cùng với đó là phối hợp với thợ thi công và đội ngũ kỹ sư tại công trường.

Mục tiêu là nâng cao kỹ năng thi công. Đảm bảo keo được pha trộn, thi công đúng quy trình và kéo dài tuổi thọ công trình.

Đồng thời, VCC cũng chủ động chuyển giao công nghệ cho các đối tác phân phối. Giúp họ nắm rõ quy trình bảo quản, vận hành và giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình sử dụng.

Thành viên các hội ngành nghề và cam kết phát triển xanh

VCC là hội viên Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, Hội Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Qua các hội này, VCC cam kết liên tục hướng đến phát triển vật liệu xanh; giảm tác động đến môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm:

IV. Phân tích chi phí và hệ quả khi chọn keo chít mạch kém chất lượng

Việc cân nhắc chi phí khi chọn keo chít mạch 2 thành phần là điều cần thiết. Mặc dù keo chất lượng cao thường có giá nhỉnh hơn 10%–20%; nhưng nếu tính trên tổng giá trị công trình, khoản chênh này rất nhỏ. Ngược lại, hậu quả khi dùng keo kém chất lượng có thể vô cùng nặng nề.

1. Chênh lệch giá (10%–20%) nhưng tỷ trọng nhỏ

Trong tổng chi phí xây dựng, keo chít mạch thường chiếm khoảng 2%–5%. Ví dụ:

  • Một dự án nhà phố có tổng kinh phí hoàn thiện là 2 tỷ đồng.
  • Chi phí keo chít mạch dao động trong khoảng 40–100 triệu đồng.
  • Nếu chọn keo chất lượng cao, giá sản phẩm tăng 10%–20% (tức tăng thêm 4–20 triệu đồng). Tỷ lệ so với tổng chi phí dự án chỉ tăng thêm 0,2%–1%.

Mặc dù chi phí keo tăng nhẹ, nhưng giá trị mà nó mang lại là rất lớn:

  • Giảm chi phí sửa chữa, bảo trì:
    • Keo chất lượng cao có tuổi thọ 10–15 năm. Trong khi keo kém chất lượng có thể bong tróc chỉ sau 1–2 năm. Khi đó, chủ đầu tư phải đục bỏ keo cũ, làm sạch bề mặt và chít lại; chi phí có thể gấp 2–3 lần lần so với việc dùng keo chuẩn ngay từ đầu.
  • Bảo vệ kết cấu và an toàn:
    • Keo tốt giúp mạch chít kín khít, ngăn nước xâm nhập. Công trình tránh được tình trạng thấm dột, rêu mốc và giữ được kết cấu bê tông bên trong. Nếu mạch chít kém chất lượng, bề mặt sẽ nhanh xuống cấp. Ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và độ bền của toàn bộ công trình.

Do vậy, khoản chênh lệch 10%–20% chi phí cho keo chất lượng cao thực chất là đầu tư đáng giá. Bởi nó giúp giảm thiểu chi phí khắc phục về lâu dài và đảm bảo an toàn.

2. Hậu quả nghiêm trọng khi dùng keo chít mạch không đạt chuẩn

Hậu quả của việc sử dụng keo chít mạch chất lượng kém
Hậu quả của việc sử dụng keo chít mạch chất lượng kém

Nếu bỏ qua tiêu chí chọn keo đúng chuẩn, hậu quả thường rất nặng nề:

  • Thấm dột, ố mốc, mất thẩm mỹ:
    • Keo kém chất lượng dễ bị co ngót, nứt chân chim; tạo khe hở cho nước mưa và hơi ẩm xâm nhập. Khu vực như phòng tắm, bể bơi sẽ nhanh chóng xuất hiện rêu mốc, bong tróc; làm mất tính thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn phát triển.
  • Giảm tuổi thọ kết cấu, nguy cơ tai nạn:
    • Ở sàn nhà xưởng, keo kém chịu lực có thể tách rời khi xe nâng hoặc pallet đi qua. Điều này dẫn đến nguy cơ trượt ngã, hư hại thiết bị. Với công trình kính, keo không đạt tiêu chuẩn có thể bong khi gió mạnh; gây vỡ kính, đe dọa an toàn người xung quanh.
  • Tốn kém chi phí sửa chữa và gián đoạn hoạt động:
    • Nếu phải đục bỏ keo cũ rồi chít lại. Chủ đầu tư phải chịu thêm chi phí nhân công, vật liệu và thời gian dừng hoạt động. Với các công trình đặc thù như phòng sạch, bệnh viện, nhà máy; việc ngưng trệ có thể gây thiệt hại nặng về tài chính và ảnh hưởng danh tiếng.

Nhìn chung, keo kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại tài chính; mà còn kéo theo nhiều rủi ro về an toàn và thẩm mĩ. Do đó, việc đầu tư thêm một khoản nhỏ cho keo chất lượng cao là hoàn toàn xứng đáng.

3. Ví dụ thực tế: Sự cố nền nhà bị bung ron , bong tróc tại T3 Sân bay Tân Sơn Nhất

Hình ảnh một đoạn gạch lát nền bị bong tróc, ron hở tạo khe rộng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an toàn tại nhà ga T3
Hình ảnh một đoạn gạch lát nền bị bong tróc, ron hở tạo khe rộng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an toàn tại nhà ga T3

Ngay sau khi khánh thành ngày 19/4/2025. Mặt sàn đá tại Nhà ga T3 xuất hiện hiện tượng hở khe và mấp mô; khiến nhiều hành khách suýt vấp ngã.

Nguyên nhân chính được đơn vị thi công cho biết là do tiến độ gấp rút. Sau khi bàn giao để khai thác, họ chỉ có 3 tiếng mỗi đêm (từ 0 giờ đến 3 giờ sáng) để hoàn thiện các hạng mục còn lại. Trong đó có khâu bơm keo vào khe co giãn và mài, đánh bóng mặt nền.

Khi keo chưa được bơm kịp, khe giữa các tấm đá vẫn để hở. Kết hợp với việc nền chưa được mài phẳng hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến tình trạng gạch lát bị mấp mô và hở khe ngay khi đưa vào sử dụng.

Đến giữa tháng 5/2025, nhà thầu phải liên tục khắc phục. Hiện đã hoàn thiện khoảng 50% diện tích nền đá, và dự kiến sẽ hoàn tất toàn bộ vào cuối tháng 6/2025.

Đây là minh chứng rõ rằng khi keo chít mạch không được thi công đầy đủ và thiếu thời gian xử lý bề mặt; nền gạch rất dễ hư hỏng ngay sau khi đưa vào khai thác. Keo chất lượng tốt, thi công đúng quy trình mới có thể giữ cho mặt sàn ổn định; tránh hở khe và mấp mô trong lâu dài.

Kết quả: Từ tháng 3 đến tháng 5/2025, sân bay phải tạm ngưng một số khu vực để xử lý sự cố. Sự việc gây ra tổng thiệt hại rất nặng nề. Sự cố không chỉ ảnh hưởng tài chính; mà còn làm giảm uy tín của đơn vị quản lý sân bay.

Qua ví dụ này, có thể thấy rằng việc cắt giảm chi phí ban đầu bằng cách chọn keo; và thi công không đúng quy trình đưa đến rủi ro lớn hơn rất nhiều về sau. Đầu tư cho keo chất lượng không chỉ bảo vệ công trình; mà còn bảo vệ uy tín và tài chính của chủ đầu tư.

V. Khung pháp lý chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều luật, nghị định nhằm bảo vệ người tiêu dùng; đảm bảo sản phẩm lưu thông phải đáp ứng chuẩn mực kỹ thuật. Dưới đây là văn bản quan trọng mà bạn cần lưu ý.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2023)

Luật số 15/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023, bổ sung nhiều điểm mới quan trọng:

  • Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu sản phẩm gây tổn hại sức khỏe hoặc ảnh hưởng đời sống.
  • Nhà sản xuất, phân phối phải minh bạch thông tin sản phẩm. Chịu trách nhiệm về chất lượng khi quảng cáo, giới thiệu.
  • Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến sản phẩm kém chất lượng.

Khi mua keo chít mạch, nếu phát hiện sản phẩm có chất độc hại; hoặc không đạt chỉ tiêu kỹ thuật gây hại sức khỏe. Bạn có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định. Nhà phân phối bắt buộc cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, chất lượng keo trước khi giao dịch.

Văn bản pháp lý trên tạo ra khung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Buộc doanh nghiệp sản xuất, phân phối phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định. Bạn nên yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đủ giấy tờ trước khi ký hợp đồng mua bán để tránh rủi ro pháp lý.

VI. Hướng dẫn chi tiết lựa chọn keo chít mạch 2 thành phần

Dưới đây là quy trình từng bước giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Từ xác định nhu cầu cho đến tham khảo ý kiến chuyên gia.

1. Xác định yêu cầu kỹ thuật và môi trường công trình

Ưu điểm của keo chít mạch VCC E102
Ưu điểm của keo chít mạch VCC E102

Trước khi mua keo, bạn phải hiểu rõ đặc điểm công trình và điều kiện thi công:

  • Xác định loại công trình:
    • Nội thất (nhà ở, chung cư, văn phòng…): Ưu tiên keo có màu sắc đa dạng, chống bám bẩn, kháng khuẩn và hàm lượng VOC thấp để bảo vệ sức khỏe cư dân.
    • Ngoại thất (ban công, tường ngoài, sân thượng…): Chọn keo có khả năng chống tia UV, chịu nhiệt và chống thấm tốt.
    • Sàn công nghiệp (nhà xưởng, kho lạnh, phòng sạch): Cần keo chịu tải trọng lớn, kháng hóa chất, chống mài mòn; và thời gian đóng rắn nhanh để giảm thiểu gián đoạn sản xuất.
  • Xác định điều kiện thi công:
    • Nhiệt độ và độ ẩm: Thời gian làm việc (20–30 phút ở 25°C) và thời gian đóng rắn ban đầu phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và độ ẩm. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15°C, thời gian đóng rắn sẽ kéo dài, dễ phát sinh lỗi. Khi nhiệt độ trên 35°C, keo đóng rắn nhanh, cần thi công gấp.
    • Bề mặt nền: Bê tông, gạch men, đá tự nhiên hoặc sàn epoxy cũ đều đòi hỏi quy trình xử lý khác nhau: phun cát, làm sạch bụi, đảm bảo bề mặt khô ráo. Trên trang web VCC, bạn có thể tìm Hướng dẫn xử lý bề mặt chi tiết cho từng loại nền.
  • Xác định yêu cầu thẩm mỹ:
    • Khu vực y tế, bếp công nghiệp cần keo kháng khuẩn, hạn chế vi khuẩn phát triển.
    • Khu vực như tiểu cảnh, bể bơi, hoặc nhà hàng yêu cầu keo có độ bóng tốt, kháng ố bẩn, dễ lau chùi.

Sau khi xác định rõ công trình và điều kiện thi công. Bạn sẽ có cơ sở so sánh các sản phẩm keo dựa trên thông số kỹ thuật; màu sắc, giá thành và tính năng kèm theo.

2. Đánh giá thông số kỹ thuật quan trọng

Đánh giá thông số kỹ thuật quan trọng của keo chít mạch
Đánh giá thông số kỹ thuật quan trọng của keo chít mạch

Tiếp theo, hãy kiểm tra các chỉ số sau để chọn ra loại keo phù hợp:

  • Hàm lượng VOC: Ưu tiên sản phẩm có hàm lượng VOC thấp. Tham khảo trực tiếp Test Report, TDS để xác nhận con số chính xác.
  • Độ bám dính: Chỉ số này càng cao càng tốt, đảm bảo keo bám chắc vào bề mặt, ngăn nước xâm nhập.
  • Độ cứng bề mặt: Độ cứng bề mặt thể hiện khả năng chịu tải trọng nặng và mài mòn.
  • Khả năng kháng hóa chất: Xác nhậnkhả năng keo chịu được axit, kiềm, dầu mỡ, dung môi… Riêng các khu vực sản xuất hóa chất, đây là nhân tố thiết yếu.
  • Độ co ngót: Chỉ số thấp giúp mạch chít ổn định, không tạo khe hở dẫn nước.
  • Thời gian làm việc và thời gian đóng rắn:
    • Thời gian làm việc: 1–3 tiếng ở 25°C, đây là thời gian sau khi thi công để có thể làm sạch và vệ sinh mạch keo
    • Đóng rắn ban đầu: Sau 1–2 giờ (ở 25° C) để keo đủ độ cứng chịu lực nhẹ.
    • Thời gian đóng rắn hoàn toàn: 24 – 72 giờ (ở 25° C) để keo đạt cường độ tối ưu, kháng nước lâu dài.
  • Khả năng chịu nhiệt và tia UV:
    • Phạm vi nhiệt độ chịu đựng thông thường: -20° C đến +120° C. Một số công thức keo đặc biệt chịu được lên đến +150° C.
    • Khả năng chống tia UV giúp keo không bị ố vàng, giòn gãy khi thi công ngoài trời.

Khi đánh giá, bạn nên lấy Test Report và TDS của từng sản phẩm. Và so sánh đồng thời tất cả các chỉ số trên. Nếu thiếu một trong những chỉ số cốt lõi; sản phẩm sẽ không đáp ứng yêu cầu lâu dài của công trình.

3. Kiểm tra chứng chỉ và báo cáo thử nghiệm

Sau khi đã thấy các chỉ số trong Test Report; bước tiếp theo là xác thực tính chính xác của các chứng nhận:

Phiếu công bố hợp quy (Certificate of Conformity – CofC):

  • Sản phẩm phải ghi rõ số TCVN hoặc tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, ISO.
  • Nếu keo nhập khẩu, cần chứng chỉ từ tổ chức kiểm định có uy tín. Ví dụ: CNAS đối với sản phẩm Trung Quốc hoặc tổ chức kiểm định tại Châu Âu.

Phiếu kết quả thử nghiệm (Test Report) từ phòng Lab độc lập

  • Phải do các tổ chức uy tín như Viện Vật liệu Xây dựng, Trung tâm 3A, hoặc phòng Lab CNAS cấp.
  • Nội dung ghi rõ chỉ tiêu VOC, độ bám, độ cứng, độ co ngót; khả năng kháng hóa chất, kháng tia UV, chịu nhiệt.
  • Nếu nhà sản xuất hoặc nhà phân phối không cung cấp Test Report chi tiết; bạn nên yêu cầu họ bổ sung trước khi quyết định mua.

Thông tin lô hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng

  • Keo epoxy thường có hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên do cải tiến công thức nên keo chít mạch VCC E102 có thời hạn sử dụng lên đến 24 tháng.
  • Mã lô (Batch Number), ngày sản xuất, hạn sử dụng phải được in rõ ràng trên thùng keo. Nếu thiếu, rất khó kiểm soát chất lượng và tránh trường hợp mua phải sản phẩm hết hạn hoặc lỗi.

Việc kiểm tra chứng chỉ và Test Report chính là bước xác thực cuối cùng. Đảm bảo rằng những con số bạn đọc trên giấy tờ là thật, không phải quảng cáo “thổi phồng”.

4. Tham khảo ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm thực tế

Cuối cùng, hãy kết hợp thông tin kỹ thuật với thực tiễn:

Liên hệ kỹ sư tư vấn của nhà cung cấp:

  • Hỏi về điều kiện thi công chi tiết, cách xử lý bề mặt, tỷ lệ pha trộn; điều chỉnh thời gian làm việc khi thời tiết không lý tưởng.
  • VCC có đội hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến 24/7. Cung cấp video hướng dẫn và tài liệu PDF để thợ thi công thực hiện đúng quy trình.

Xem phản hồi từ dự án thực tế: Tham khảo ý kiến từ chủ đầu tư, tổng thầu; và đội thi công của những dự án đã sử dụng sản phẩm.

Tham gia diễn đàn và hội thảo chuyên ngành

  • Tham khảo các diễn đàn Vật liệu Xây dựng Việt Nam, Kiến trúc Xanh, Diễn đàn Kỹ sư Xây dựng trên Facebook, Zalo… để trao đổi kinh nghiệm; so sánh ưu, nhược điểm giữa các thương hiệu.
  • Cập nhật thông tin từ những hội thảo do Hội Vật liệu Xây dựng hoặc Hội Công trình Xanh tổ chức; để biết thêm xu hướng sản phẩm xanh, công nghệ mới.

Kết hợp giữa Test Report, ý kiến kỹ sư và kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn có bức tranh toàn diện. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn keo chít mạch 2 thành phần.

VII. Kết luận và khuyến nghị

Qua bài viết, có thể thấy rõ:

  • Thị trường keo chít mạch 2 thành phần tại Việt Nam còn thiếu tiêu chuẩn và minh bạch. Sản phẩm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe và giảm tuổi thọ công trình.
  • Keo chất lượng cao có giá thường nhỉnh hơn 10%–20%. Tuy nhiên, chi phí keo chỉ chiếm 2%–5% tổng giá trị công trình. Đầu tư thêm một khoản nhỏ vào keo chất lượng cao đem lại lợi ích lâu dài: giảm chi phí sửa chữa, bảo trì và bảo vệ kết cấu công trình.

Tiêu chí lựa chọn keo bao gồm:

  • Chọn nhà sản xuất đạt chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, CNAS, REACH…
  • Kiểm tra thông tin công bố minh bạch: Test Report, Technical Datasheet.
  • Đánh giá các chỉ số kỹ thuật: độ bám dính, độ cứng, VOC, độ co ngót, kháng hóa chất; chịu nhiệt và tia UV.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có hỗ trợ kỹ thuật; chính sách bảo hành rõ ràng và có khả năng truy xuất lô hàng.

VCC – Công ty Cổ phần đầu tư và thương Quốc tế VCC đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên:

  • Sở hữu chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cùng CNAS và REACH.
  • Công bố minh bạch tiêu chuẩn và TDS trên website: vccsealant.com
  • Hợp tác nghiên cứu với Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội; Viện Vật liệu Xây dựng.
  • Tham gia tích cực Hội Vật liệu Xây dựng, Hội Công trình Xanh, Hội Nội Thất Việt Nam; Hiệp hội Cửa Việt Nam để nắm bắt phản hồi thực tế từ chuyên gia và thợ thi công.
  • Cam kết giảm thiểu VOC, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dùng

Khuyến nghị:

Keo chít mạch VCC E102
Keo chít mạch VCC E102
  • Hãy ưu tiên chọn keo chít mạch của VCC có đủ chứng chỉ và TDS minh bạch.
  • Kiểm tra kỹ thông tin về chứng chỉ, Test Report, TDS… và chính sách bảo hành trước khi ký hợp đồng mua bán.
  • Kết hợp phản hồi từ thợ thi công, chủ đầu tư và diễn đàn ngành để đưa ra lựa chọn tối ưu.

Khi tuân thủ quy trình trên, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng keo chít mạch 2 thành phần; góp phần giúp công trình bền bỉ, an toàn và tiết kiệm chi phí bảo trì sau này.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Icon